Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

Khó thở khi nằm vs. cơn khó thở kịch phát về đêm

Hôm nay chúng ta cùng xem xét một trường hợp bn bị suy tim. Qua khai thác bệnh sử các em thấy bn có các biểu hiện khó thở như sau :
- KT khi gắng sức.
- KT khi nằm ( kt tư thế).
- Cơn KT kịch phát về đêm.
Tôi có nêu ra câu hỏi : giữa KT khi nằm (1) và CKHKPVĐ (2) cái nào nặng hơn ?
Thật ngạc nhiên khi 50% các bạn trả lời là (1) nặng hơn và 50% trả lời (2) nặng hơn .
Tôi cũng hơi 'run' vì từ trước đến giờ tôi vẫn hướng dẫn các em là (2) nặng hơn (1) !!!

Cách giải quyết hay nhất là giở sách ra xem. May thay các em có mang theo quyển 'Triệu chứng học' edition mới nhất mà bộ môn nội vừa xuất bản. Theo sách này thì (1) nặng hơn (2).
Về nhà tôi lục tìm lại tất cả tài liệu về chuyện này thì thấy như sau :
- Đa số các sách cũng không nói rõ là kiểu khó thở nào nặng hơn. Tuy nhiên họ đều có khuynh hướng sắp xếp theo thứ tự như sau : KT khi GS --> KT khi nằm --> CKTKPVD --> phù phổi cấp. Như vây ta có thể hiểu như sau : CKTKPVĐ là bà con rất gần với cơn hen tim và sắp sửa 'nâng cấp' lên thành cơn PPC.

- Cuối cùng theo Braunwald 's Heart Disease ,7th edition (2005), p. 544 :
- Trong suy tim trái, KT có mức độ trầm trọng tăng dần như sau : KTKGS, KTKN, CKTKPVD, KT khi nghỉ ngơi và PPC.
- KT khi nằm : bn đang nằm thấy ngộp thở phải ngồi dậy , bn có thể thích nghi bằng cách kê thêm gối . Cơ chế : khi nằm, máu trở về tim nhiều , vươt quá khả năng nhận và tống máu của thất trái bị suy. Áp lực mao mạch và tĩnh mạch phổi tăng cao dẫn đến : phù mô kẽ, giảm độ đàn hồi của phổi , tăng kháng lực đường thở và khó thở.
- CKTKPVĐ : bn đang ngủ phải ngồi bật dậy. Ngạt thở, lo lắng , thiếu không khí. Có hiện tượng co thắt phế quản do sung huyết niêm mạc PQ, phù mô kẽ gây chèn ép các đường thở nhỏ khiến HH khó khăn. Khi kèm ran rít thì gọi là cơn hen tim.

Một vài điểm lưu ý :
- Theo tôi cả hai hình thái khó thở đều liên quan ít nhiều đến chuyện nằm ( còn chuyện đang thức hay đang ngủ không quan trọng lắm). Điều cần biết là KTKN thường đỡ rất nhanh ngay sau khi bn ngồi dậy và thòng hai chân xuống đất. Còn CKTKPVĐ thì cần ít nhất 30 phút mới đỡ KT phần nào.
- Mộ số SV có tả là trong CKTKPVĐ bn ngộp quá mở tung cửa sổ và đi vòng vòng hít thở không khí. Tôi có nói trong hoàn cảnh này thì khó có ai còn đủ sức đi lòng vòng . Tuy nhiên theo 1 tài liệu thì bn có thể 'đi uống nước !' . Vậy là các em cũng có phần đúng. Thực tế thì thay vì đi lòng vòng, bn se thuê xích lô hay taxi đi thẳng vô bệnh viện .
Tuấn Anh 9.2009

9 nhận xét:

  1. thầy nói chí lí,phải đi kiếm xích lô hay taxi mới đúng,lúc đó còn bình tĩnh uống nước cũng hơi lạ!

    Trả lờiXóa
  2. nhung thay oi, KTKPVD thi thinh thoang bn moi bi, tai sao day? con KT khi nam bn bi thuong xuyen den noi khong nam duoc ma? vay minh nen hieu sao day?

    Trả lờiXóa
  3. thua thay, theo e thi thuong nhung benh nhan co ktkpvd la phai co kho tho khi nam truoc roi, bn ngu phai nam dau cao. sau do neu dien tien nang hon thi se co con ktkpvd khi dang nam dau cao.

    Trả lờiXóa
  4. Ừ thầy cũng thấy là bn thường vẫn có khó thở khi nằm, mỗi khi suy tim nặng lên hay mất bù thì sẽ có CKTKPVD. Còn kt khi nằm thì bn vẫn tự thích nghi bằng cách nằm đầu cao và họ vẫn co thể điều trị ở nhà.

    Trả lờiXóa
  5. co that phe quan do sung huyet niem mac phe quan??
    vay benh nhan bi viem phe quan cung se kho tho kich phat ve dem?

    Trả lờiXóa
  6. Thưa thầy cho con hỏi chi tiết hơn 1 tí về CKTKPVĐ: Bn sau khi ngủ được 1-2h, đột ngột ho khan vài tiếng rồi sau đó mới lên cơn khó thở, khó thở phải ngồi dậy, rồi đứng dậy, mở cửa sổ, khò khè rõ trong cơn và cuối cùng chiệu không nổi phải nhập viện. Như vậy có gọi là CKHTPVĐ ko thầy khi có ho trước khó thở?

    Trả lờiXóa
  7. Con rất cảm ơn Thầy,những kiến thức này thật là bổ ích

    Trả lờiXóa
  8. thầy ơi, trong CKTKPVĐ thì vai trò của phó giao cảm như thế nào ạ?

    Trả lờiXóa