Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

SINH LÝ BỆNH CỦA THA CẤP CỨU - hypertension emergencies

SINH LÝ BỆNH

THA CC có đặc điểm là sự tăng đột ngôt kháng lực mạch máu ngoại biên gây ra bởi các chất co mạch ( norepinephrine, angotensin II). Hậu quả là HA tăng cao và điều này gây ra hoại tử dạng fibrin các tiểu động mạch với đặc điểm : tổn thương nội mạc, lắng đọng tiêu cầu và fibrin, và mất cơ chế tự điều chỉnh. Tiếp theo đó là tình trạng thiếu máu cục bộ và rối loạn chức năng cơ quan đích khiến các cơ quan này lại tiết thêm các chất vận mạch tạo nên môt vòng xoắn bệnh lý : tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, tăng HA, giảm cung lượng tim, tổn thương mạch máu và tổn thương mô.



Vai trò hệ renin-angiotensin
Sự tăng sản xuất renin kích thích tăng angiotensin II khiến hiện tượng co mạch trầm trọng thêm và làm tăng kháng lực ngoại biên. Tổn thươngmạch máu xảy ra càng làm tăng tiết renin tạo hành vòng xoắn bênh lý. Việc tăng sản xuất renin đặc biệt nổi trội trong nhóm bệnh lý nhu mô hay mạch máu thận. Do đó nhóm thuốc ức chế men chuyển hay nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II đóng vai trò quan trọng trong điều trị.

Cơ chế tự điều chỉnh
Cơ thể luôn cố gắng duy trì lưu lượng máu hằng định cho dù áp lực tưới máu có thay đổi. Khi áp lực máu giảm, mạch máu não sẽ giãn ra và khi áp lực máu tăng cao, mạch máu não sẽ co lại. Ở người BT, lưu lựong máu lên não sẽ hằng định khi HA trung bình từ 60-120 mmHg, ở người THA thì trị số giúp duy trì cơ chế tự điều hoà là 110-180 mmHg. Khi HA vượt quá giới hạn này, mạch máu não đang co thắt không thể chống chọi nổi áp lực máu tăng quá cao sẽ đột ngột giãn ra. Sự ‘đột phá’' này khiến não bị tăng tưới máu với áp lực cao khiến dịch thoát ra khỏi mạch máu gây phù não và bệnh cảnh não do THA.

LẠI THÊM MỘT HYPERTENSION CRISIS !




Sáng nay các SV năm thứ 6 đã trình bày một bệnh án THA.
Tóm tắt :
Bệnh nhân nam , 28 tuổi thường xuyên bị THA từ 10 tháng nay. Bệnh nhân có những cơn nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt và chảy máu cam khiến bệnh nhân phải nhập viện. Tại đây HA ghi nhận là 220, 230, 270 mmHg/ ?. Sau khi xuất viện bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc theo toa nhưng HA thường ở trị số 170-180 mmHg/?. Được vài ngày HA lại tăng cao với những triệu chứng nhức đầu chóng mặt khiến bệnh nhân lại tái nhập viện. Bệnh nhân khong ghi nhận có cơn dị cảm chi, nặng ngực, xanh tái, đánh trống ngực hay vã mồ hôi. Tiền căn gia đình : mẹ bị THA và TBMMN, hai người anh bị THA từ năm 40 tuổi. Bệnh nhân có hút thuốc lá.
Khám : tim đều rõ, không âm thổi vùng bụng, không phù, gan khong to. HA 200/100mmHg, M 86

1- ĐẶT VẤN ĐỀ :
THA KHẨN CẤP
CHẢY MÁU CAM


2- BÀN LUẬN
Thấy trò ta đã thảo luận xem bệnh nhân này là dạng cơn THA hay HA tăng trường diễn không được kiểm soát tốt và chúng ta đã xếp bệnh nhân vô dạng THA thường xuyên với những đợt HA tăng cao nghiêng về lý do điều trị chưa đạt mức tối ưu.
Sau đó chúng ta xem THA này có thuộc dạng hypertensive crisis không ? Nếu có thì là emergency hay urgency hypertension.
Bệnh nhân này có trị số HA tăng đến mức trầm trọng : HA tâm thu > 180 mmHg hoặc HA tâm trương > 120 mHg. Trong lúc trình bệnh có bạn SV cho là không đạt tiêu chuẩn emergency vì HA tâm trương của bệnh nhân <>
XN CLS
HC 3.8 triệu, Hb 10.8 Hct 32.7%
Glucose 75
K 4 mmol/L
BUN 34 mg/dL
Creatinin máu 1.7 mg/dL C cre = 54 mL/phút/1.73 m2 da
Chol 173, HDL 31, LDL 101.4 TG 204
ECG : dày thất trái tăng gánh thất trái
SA doppler đm thận : không hẹp
SA bụng : bệnh lý chủ mô thận mãn hai bên.
Chẩn đoán tuyến dưới : THA khẩn cấp b/c chảy máu cam đã tự cầm
Chẩn đoán BVCR : THA độ II theo JNC VII có bệnh thận mạn, dày thất trái .
Yếu tố nguy cơ là : trị số HA rất cao, hút thuốc lá, tiền căn gia đình, giảm HDL.
Vấn đề suy thận là nguyên nhân hay hậu quả của THA vượt quá khuôn khổ của bài này.
Bệnh nhân này cũng rất nên được soi đáy mắt và định lượng catecholamine niệu/24 giờ.


3- ĐIỀU TRỊ
Chúng ta có 24 giờ để ổn định HA cho bệnh nhân này. Mức độ hạ áp sẽ là KHÔNG QUÁ 25% HA TRUNG BÌNH .
Tôi đề nghị sử dụng :
- Captopril 25 mg 2v (NDL).
- Lasix 20 mg 1 ống (TM).

Theo dõi HA mỗi giờ và chuyển dần qua thuốc uống.
- Adalate LA 60 1v X 2.
- Zestril 10 mg 1v.
- Lasix 40 mg 1v.
Nếu HA còn cao có thể thêm :
- Betaloc Zok 50 mg 1v u
hoặc Aldomet 250 mg 1V X 2 uống
hoặc Catapressan 0.15 mg 1V X 2 u
hoặc Hydralazine 25 mg 1v X2 u
Tóm lại : bệnh nhân cần một toa thuốc mạnh lúc xuất viện để kiểm soát HA và tham khảo ý kiến một BS chuyên khoa thận là điều nên làm.

4- KẾT LUẬN
- Trong hypertensive crisis, việc xác định có tổn thương cq đích xảy ra cấp tính hay diễn tiến nhanh , chứ không phải con số HA, sẽ quyết định THA này là emergency hay urgency.
- Luôn luôn chú ý tìm nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy ở các bệnh nhân này.