Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

ECG CƠ BẢN

Thật là ích lợi khi Chủ Nhât rồi mình không lười biếng ở nhà vì mình được nghe một bài giảng rất hay về : ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN . Bài này do PGS TRƯƠNG QUANG BÌNH soạn.
Toàn bộ có thể download từ :
https://www.dropbox.com/s/5kz7g1rmflrtvkh/2-CAC%20BUOC%20DOC%20ECG%20.pptx

Ngoài ra dưới đây là một bài về CÁCH PHÂN TÍCH  MỘT BẢN ĐIỆN TIM dùng để giảng cho SV năm thứ 3 và 4 do tui soạn.  Hình như hơi phức tạp !
https://www.dropbox.com/s/g9n3lu67fdu9xnh/ECG%20INTEPRETATION-%20A%20SYSTEMIC%20APPROACH%201embed.ppt

CHÚC CÁC BẠN GIA TĂNG NỘI CÔNG MAU CHÓNG ! 

DIABESITY - Mối liên kết nguy hiểm giữa Béo Phì và Đái Tháo Đường


DIABESITY

Một khái niệm  mới liên kết giữa BÉO PHÌ (OBESITY) và TIỂU ĐƯỜNG (DIABETES) đã được trình bày rất hấp dẫn và xúc tích vào ngày Chủ Nhật 22/7 vừa qua tại DHYD trong khuôn khổ CME của Bộ Môn Nội.

Diễn giả là TS HANH HUYNH đến từ University of Columbia (Canada).

Tóm lược bài thuyết trình như sau :
1-     Cơ chế SLB của Diabetes và Obesity
a.      Sự mất quân bình giữa hai cán cân VIÊM ( Adipokine : TNF α, IL-6) và KHÁNG VIÊM ( (Adiponectin)  tại MÔ MỠ.


b.      Sự mất quân bình giữa hoạt động của MACROPHAGE độc tế bào (M1) và MACROPHAGE bảo vệ (M2)



2-     Mô mỡ tăng : gây ra béo phì, tăng đề kháng insulin , tăng HA, RL lipid máu gây tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật . Điều này trở thành đại dịch toàn cầu , tác giả đã đưa ra khái niệm rất ấn tượng là The Diabetes TSUNAMI !

3-     Phòng ngừa
a.      Giảm cân : thay thế dần mô mỡ bằng cơ, chú ý đến vòng eo
b.      Vận động : có hiệu quả kháng viêm
c.      Uống nước : Giúp giảm 1.2 kg/năm.
d.      Ngủ đủ giấc : giảm khối lượng mỡ.

Tóm lại : “ Để gia tăng tuổi thọ, ĂN ÍT LẠI”  +“ VẬN ĐỘNG, VẬN ĐỘNG và VẬN ĐỘNG”.

Nhớ rằng : tiền không mua được sức khỏe.


Dr Hạnh đã trình bày rất duyên dáng và lôi cuốn một đề tài tưởng chừng như nhạt nhẽo nhờ body language rất nhuyễn. Dr Hạnh liên tục dang ngang hai cánh tay để nhấn mạnh sự mất quân bình giữa các hệ thống Viêm và kháng Viêm trong diabesity.


Sau đây là một đoạn video minh họa





TOÀN BỘ BÀI GIẢNG XEM Ở ĐÂY
https://www.dropbox.com/s/dk1c6kw6d2jqa3r/3-DIABESITY%20%20PATHOGENESIS%20%26%20PREVENTION%20CME%20DHY%20July%2022%20%202012%20%20Vietnamese%20Version%20%20Dr%20HANH%20HUYNH.pptx


https://www.dropbox.com/s/dk1c6kw6d2jqa3r/3-DIABESITY%20%20PATHOGENESIS%20%26%20PREVENTION%20CME%20DHY%20July%2022%20%202012%20%20Vietnamese%20Version%20%20Dr%20HANH%20HUYNH.pptx


THÂN VÔ THƯỜNG

THÂN VÔ THƯỜNG

Những entries anh viết cho em nhưng em đã không đọc, anh cũng đã gửi riêng cho em qua e-mail nhưng vẫn không thấy reply, người ta gọi đó là sự xa cách – nghìn trùng xa cách. Dù em có đọc hay không thì anh vẫn viết cho em chỉ vì có một lần em nói rằng em đang rất buồn chán…. Hôm nay Nguyên thật sự hài lòng vì các bệnh nhân của chàng đều trong trạng thái ổn định, tất cả đều có chẩn đoán rõ ràng, được theo dõi chặt chẽ và sức khỏe của họ cải thiện nhanh chóng. Chàng vừa ký xong cái giấy xuất viện cho bà cụ Nguyễn-t-D., 72 tuổi. Cách đây một tuần, Nguyên tiếp nhận người bệnh này từ phòng cấp cứu, người bà sưng to vì thận bị suy, sắc da vàng nhờ nhờ như sáp vì thiếu máu nặng, hơi thở hổn hển vì huyết áp tăng cao. Bà nằm đó, ánh mắt vô hồn nhìn xa xăm lên trần nhà, Nguyên hỏi bệnh bà cũng chả thèm trả lời. Thế rồi thuốc được tiêm, máu được truyền , cơ thể bà cụ lại dần dần hồi phục. Bà cụ D. hôm nay đã khác hẳn cụ D. tuần trước, da dẻ đã ánh hồng hồng, thở nhẹ nhàng và ánh mắt linh hoạt hơn. Từng giây qua, biết bao tế bào máu của cụ chết đi, các nguyên liệu của chúng lại được ‘recycle’ thành hồng cầu mới, thậm chí trong người bà còn có cả hàng triệu triệu hồng cầu ‘ngoại nhập’ vì bà được truyền máu ! Rồi tủy xương của bà cũng được ‘doping’ bởi thuốc tạo máu để tăng năng suất tạo hồng cầu. Đó là mới nói sơ về chuyện máu me, còn hệ tim mạch,thần kinh, tiêu hóa v.v… biết bao thay đổi trong từng phút giây. Nói tóm lại, nếu ta suy nghĩ kỹ thì cụ D. bây giờ chả phải là cụ D. hôm qua và cụ D. hôm qua cũng không giống tí nào với cụ D. tuần trước mặc dù đó vẫn là cụ D.! Còn anh chàng Nguyên cũng vậy thôi, Nguyên hôm nay chả khác Nguyên hôm qua lắm sao ? Hôm nào vui, chàng đến bên từng giường bệnh ân cần hỏi han và lắng nghe họ trả lời, chàng quan sát hơi thở, sắc diện của họ, tay chàng khẽ chạm vào thân thể họ để cảm nhận, để khám phá những điều bất thườngvà sau đó chàng tập hợp hết các giác quan, kể cả giác quan thứ sáu để tìm ra vấn đề của người bệnh. Còn hôm nào quạu, người chàng như hun trong lò lửa, chàng nhăn nhó ‘nhìn, sờ, gõ ,nghe’ mà chả biết gì, chả cảm nhận được gì, hôm ấy ai chàng gắt như mắm tôm.
Tất cả chúng ta ai cũng đang thay đổi, điều chắc chắn nhất là chúng ta đang già đi. Chả ai mong nhìn thấy Thẩm Thúy Hằng, Brigitte Bardot, Liz Taylor, Chương Tử Di- những biểu tượng của cái đẹp- khi về già. Lúc trẻ thì : “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” . Nhưng rồi miệng sẽ móm vì không còn răng, da sẽ chùng, tóc sẽ bạc màu, hai gò bồng đảo thành hai cái tui da nhăn nhúm …Thôi Nguyên chả dám nghĩ tiếp đâu. Mà chả phải chỉ có người mới thay đổi ; dòng sông, ngọn đồi, chiếc lá vàng, con hổ … tất cả đều biến động không ngừng. Thương hải tang điền, lá xanh rồi lá lại vàng, tung hoành giữa rừng thẳm hay ‘ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt”. Dòng sông chảy miên man, dòng đời mãi cuốn trôi, mây bay, gió thổi …

Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.
[Thu hát cho người]

Đó là VÔ THƯỜNG. Vô thường nghĩa là không hằng định, không mãi ở yên một trạng thái cố định, luôn luôn biến đổi. Thoạt tiên là hình thành, rồi tồn tại, sau đó đến biến đi và cuối cùng là tan rã. Đạo Phật gọi những giai đoạn đó là “thành, tụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt’ [Tìm hiểu kinh Pháp Cú].
Khi ta nhìn một cô gái đẹp : “Cũng mang tiếng hồng nhan với thế. Nỡ nào nên ruồng rẫy chẳng thương” [Bần nữ thán] , nhìn sâu hơn :
Hãy nhìn cái tấm thân này
Bề ngoài đẹp đẽ trong đầy nhớp nhơ
Đống xương lở lói vô bờ
Mang bao bệnh tật, cứ ngờ tốt tươi
Chứa gì bền vững ở đời
Đau tồn tại mãi mà người bận tâm
[Kinh Pháp Cú 147]
Nguyên đọc tới câu ‘Mang bao bệnh tật cứ ngờ tốt tươi’, chàng thán phục đức Phật vô cùng, ngài đã tiên đoán bệnh AIDS từ bao đời trước. Không biết em Liên mà chàng rất ái mộ ở quán bia Lệ Liễu có còn “tốt tươi” không ?
Như vậy chả ai trong chúng ta thoát được luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Nhiều lúc đi trên đường thấy môt ông già tóc bạc, lưng còng, Nguyên thường hay nhủ thầm : “Đây là hình ảnh của mình 20 năm sau”.
Thân này suy yếu già nua
Dễ dàng hư nát tựa như khu rừng
Tập trung bệnh tật chập chùng
Thời gian huỷ hoại cuối cùng tan đi
Có sinh có tử lạ gì
[Kinh Pháp Cú 148]

Cũng mới sáng hôm nay, khi vừa bước vào khoa, Nguyên được đàn em báo tin : “ Thầy nghe tin gì chưa ? BS T. khoa ngoại vừa mới chết đột ngột tối hôm qua !”. “Ối ! Thật không em ? Chết vì sao vậy em ?”. “Dạ em cũng chỉ nghe nói là lúc 6 giờ chiều, anh T đang ngồi ăn cơm thì gục xuống thầy ạ !”. Mới chiều hôm trước, chúng tôi còn ngồi họp kiểm thảo tử vong tại phòng y vụ, vậy mà sáng nay … T. là một BS giỏi, làm trưởng khoa ngoại từ mấy năm nay và anh ấy chỉ mới có 49 tuổi !
Sau khi báo tin cho Nguyên, người đàn em khẽ mỉm cười và nói : “ Em thấy tất cả đều vô thường thầy ạ !”.
Phải rồi em, tất cả đều vô thường. Nguyên nghĩ đến hình ảnh vị giám đốc quyền uy thưở nào lúc hưu trí ở nhà vẫn hàng ngày gào thét vào điện thoại : ‘Các đồng chí có hiểu không ? Làm ngay theo lệnh của tôi’. Ông không hề biết rằng cái điện thoại đã bị cắt hết dây không còn liên lạc được với bên ngoài.
Như vậy , em xinh tươi hãy biết rằng một ngày kia sẽ không còn sắc đẹp nữa, anh tài giỏi hãy biết một ngày đó anh có thể bị chê là ông già lẩm cẩm hay thậm chí lú lẫn vì bệnh Alzheimer. Ngẫm nghĩ thân mình như bọt nước, hợp rồi tan, một thời gian sau thì tất cả sẽ tan thành số không. Mà cái thời gian sau đó là bao lâu, đời người là bao lâu , 60 năm, 50 năm, hay chỉ là trong một hơi thở. Hãy biết sống đẹp trong từng hơi thở.

Ru ta ngậm ngùi

Môi nào hãy còn thơm,cho ta phơi cuộc tình
Tóc nào hãy còn xanh,cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mìnhXin người hãy gọi tên
Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt mắt cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đôngXin chờ những rạng đông.
Đời sao im vắng.Như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm
Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ không chờ ai
Em về hãy về đi, ta phiêu du một đời
Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây