Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

HỜ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ



Trong tuần vừa qua chúng ta đã xem một bệnh án hở van đm chủ.
Sau đây là những điểm chính cần nhớ.

1- Nguyên nhân
Có hai nhóm nguyên nhân
- Tại van : thường gặp nhất là thấp tim (có thể có hẹp van đm chủ đi kèm), van đm chủ hai mảnh, viêm nội tâm mạc, thoái hoá nhày, bệnh lupus, viêm đa khớp dạng thấp.
-Tại gốc đm chủ : Giãn đm chủ , cystic media necrosis ( H/c Marfan), THA, viêm dm chủ do giang mai.


2- Khám :
Âm thổi tâm trương : là dấu ấn của bệnh hở van đm chủ. Nghe ở đáy tim, êm nhẹ, giảm dần, nghe rõ khi bệnh nhân ngồi cúi ra trước và thở ra - nín thở lại. Độ nặng của hở van liên quan đến mức độ kéo dài của âm thổi (không liên quan đến cường độ).

Lưu ý những lỗi hay gặp :
- ATT Trương dạng tràn : không có ATTTr dạng tràn .Sự phân biệt dạng tràn hay dạng phụt chỉ áp dụng cho ATT thu.
- ATTTr nghe được ở mỏm : những âm thổi nguồn gốc từ van đm chủ thường nghe được ở phần trên bờ trái xương ức.

Khi nghe được âm thổi này ta tìm :
- ATTT đáy tim : dạng phụt , lan lên cổ, ngắn , giữa tâm thu do hẹp tương đối van đm chủ (tăng lưu lượng máu qua van, tăng vận tốc bơm máu).
- Âm thổi Austin Flint : ngắn, giữa hoặc cuối tâm trương, nghe ở mỏm . gặp trong hở chủ nặng . Cơ chế : lá trước van hai lá bị rung do dòng máu trào ngược từ đm chủ phụt vào. Khác rù tâm trương của hẹp hai lá là không có T1 đanh và clắc mở van.
- Các dấu ngoại biên :
o Mạch Corrigan
o Pistol shot.
o Mạch Quinck.
o HA khoeo chân cao hơn HA cánh tay > 60 mm Hg ( dấu Hill).

3- Diễn tiến
Bệnh diễn tiến thầm lặng không có trcch trong nhiềunăm. Bệnh nhân hở chủ từ nhẹ đến trung bình có tiên lượng sống 10 năm 85-95%. Bệnh nhân mức độ bệnh từ trung bình đến nặng đang điều trị nội khoa có tiên lượng sống 5 năm là 75% và 10 năm là 50%. Khi triệu chứng xuất hiện thì diễn tiến xấu đi rất nhanh. Các bệnh nhân có triệu chứng, nếu không phẫu thuật thay van thì thường tử vong trong vòng 4 năm sau khi khởi phát CĐTN, và trongvòng 2 năm sau khi có suy tim. Bệnh nhân hở chủ nặng có triệu chứng có thể bị đột tử (do loạn nhịp thất).

4- Sinh lý bệnh :

Hở chủ gây trào ngược vào thì tâm trương lượng máu bơm ra từ thất trái. Điềunày làm tăng thể tích cuối tâm trương thất trái và làm tăng sức căng thành (luật Laplace). Tâm thất thích nghi bằng cách phì đại lệch tâm (eccentric hypertrophy) các tế bào cơ tim. Do đó trong giai đoạn còn bù, thất trái đáo ứng với sự gia tăng thể tích mà không làm tăng áp lực cuối tâm trương và đảm bảo được cung lượng tim. Tuy nhiên lâu dần, mô kẽ cơ tim bị xơ hoá, độ đàn hồi tâm thất giảm , dẫn đến gđ mất bù. Sự tăng gánh thể tích mãn tính gây nên tăng thể tích và tăng áp lực cuối tâm trương, tim giãn lớn thêm và giảm tống máu, giảm cung lượng tim.
TA 10/2009

2 nhận xét:

  1. Thầy ơi, em muốn hỏi thầy là tại sao trong hở chủ thì mạch kheo chân lại cao hơn mạch cánh tay 60mmHg(dấu Hill)vậy thầy?

    Trả lờiXóa
  2. Vì máu trong ĐM cánh tay thuộc vòng tuần hoàn nhỏ (thất phải) còn mạch khoeo thuộc vòng tuần hoàn lớn (thất trái)

    Trả lờiXóa